12 Điều không nên làm khi đến Nhật

 12 ĐIỀU KHÔNG NÊN LÀM KHI ĐẾN NHẬT BẢN

 
  Nhật Bản là đất nước có nền văn hóa lịch sử đặc sắc dựa trên những quy chuẩn, truyền thống và nghi thức. Để thuận lợi trong quá trình du lịch, học tập và làm việc chúng ta nên tìm hiểu một số điều không nên làm sau đây sẽ giúp bạn thích nghi hơn và tránh gặp những rắc rối không đáng có. 
 
   

 
1. Đừng phá vỡ quy tắc trong nghi thức dùng đũa
 
   Người Nhật Bản rất ấn tượng nếu bạn dùng một cách đũa thỏa mái. Nhưng đừng mắc những lỗi sau nếu không muốn nhận những ánh mắt hình viên đạn.
Đừng bao giờ cắm đũa vào bát cơm và để đũa dọc theo bát cơm – điều này giống như nghi thức trong đám tang. Nếu bạn cần đặt đũa xuống, hãy để đũa xuống giá gác đũa ở cạnh đĩa của bạn. Tránh dùng đũa của mình truyền thức ăn sang đĩa của người khác, đây cũng là một điều cấm kị. Khi gắp thức ăn hãy đặt vào đĩa của bạn trước khi cho lên ăn. Chà đũa vào nhau cũng là một hành động biểu hiện sự thô lỗ.

 
   

 
2. Đừng chan tương vào cơm trắng
    Trong văn hóa Nhật Bản nước tương ( soya sauce ) Không bao giờ được phép chan trực tiếp vào cơm trắng. Hãy rót nước chấm vào một chén nhỏ thay vì đổ trực tiếp lên cơm hoặc các món khác. Sau đó dùng đũa gắp sushi hay sashimi chấm vào tương
 
3. Không đi giày vào trong nhà
   Nếu bạn đen thăm một ngôi nhà ở Nhật Bản, bạn nên cởi giày ra trước khi bước vào nhà. Giày đi bên ngoài được coi là không sạch sẽ, nên được thay thế bằng dép đi trong nhà thường được đặt ở lối vào. Nguyên tắc đó cũng được dùng ở những nơi công cộng như đền chùa, trường học, bệnh viện…. Và khi bạn vào nhà vệ sinh thì bạn phải thay dép đi trong nhà bằng dép đi trong nhà vệ sinh, những đôi dép này sẽ được để trước cửa nhà vệ sinh.
 
4. Đừng vô ý trong việc xếp hàng
   Nguời Nhật luôn tôn trọng việc xếp hàng, dù họ đang đợi xe buýt, đợi tàu hay đơn giản là đợi thang máy. Vì vậy hãy kiên nhẫn xếp hàng, chờ đến lượt của mình.


 
5. Đừng vừa đi vừa ăn
    Ở Nhật họ không ăn uống trong lúc di chuyển. Thức ăn nhanh trong quán bên đường, đồ uống từ các máy bán hàng tự động sẽ được khách dùng ngay tại chỗ và sẽ bỏ vào thùng rác, thùng tái chế bên cạnh chiếc máy. Tương tự việc ăn uống trên các phương tiện giao thông cũng không mấy lịch sự, chỉ trừ những chuyến đi đường dài.
 
6. Đừng để lại tiền boa
    Không giống như người Mỹ, nơi tiền boa gần như bắt buộc, người Nhật không có thói quen này, và để lại tiền boa có thể bị xem là một sự khinh thường.

                     
7. Đừng làm ồn trên tàu điện
   Trên các phương tiện giao thông công cộng, mọi người sẽ dùng điện thoại để nhắn tin hay, nghe nhạc hay đọc sách và rất khẽ tiếng. Nếu cần sử dụng điện thoại ở nơi công cộng thì hãy tìm một nơi vắng vẻ ít người.
 
8. Dùng mực đỏ viết tên người
   Một trong những điều cấm kỵ trong văn hóa Nhật bản là viết tên người bằng bút mực đỏ. Bởi vì : thứ nhất mực đỏ dành cho người chết, vì thế mực đỏ ở đây có nghĩa là nhắc nhở ai đó sắp hết thời gian trên cõi dương thế.
Thứ hai màu đỏ còn mang tính xung đột chiến đấu, ngày xưa các Samurai muốn tử chiến với ai đó sẽ viết tên kẻ thù bằng mực đỏ trong bức thư khiêu chiến.
Màu đỏ còn tượng trưng cho việc cắt đứt liên lạc với ai đó. Mực đỏ được viết tên những công ty sắp phá sản. Và cũng được sử dụng để viết tên tội phạm… Mực đỏ chỉ được dùng để sửa lỗi trong văn bản nháp mà thôi.

 
9. Không vứt rác bừa bãi
   Đường phố ở Nhật Bản rất là sạch sẽ. Vì vậy hành động vứt rác bừa bãi bị ngăn cấm và bị phạt rất nghiêm khắc, cụ thể là vứt rác bừa bãi ở những điểm du lịch quan trọng sẽ phải chịu phạt khoản tiền 30.000 yên.
 
10. Không để danh thiếp hay nhận chúng bằng một tay
    Người Nhật luôn tự hào với công việc của họ và danh thiếp chính là biểu tượng cho sự tự hào đó. Khi nhận danh thiếp từ một ai đó bạn hãy nhận bằng cả hai tay, ngón tay đặt trên các cạnh của thẻ sau đó đặt chúng một cách cận thận trong ví hoặc một nơi an toàn để tỏ lòng tôn trọng. Tuyệt đối đừng cho danh thiếp thẳng vào túi quần của bạn.
                    
11. Đừng giữ, mở cửa cho người khác
     Người Nhật không có thói quen giữ, hay mở cửa cho ai khác, thậm chí khi bạn đi xe taxi bạn cũng phải tự mở cửa.
 
12. Người mới quen không nên gọi thẳng tên
      Những người mới quen thay vì gọi tên thì hãy gọi riêng họ kèm hậu tố “ San”. Đối với người nhỏ tuổi hơn mình thì tùy theo giới tính mà từ đi kèm sẽ thay đổi, với cậu bé là “ chun ” và cô gái là “ chan ”. Giáo viên hoặc người bề trên thì gọi là “ Sensei”. Nếu bạn nới chuyện với người có địa vị lớn hoặc quan trọng thì bạn có thể sử dụng hậu tố “ Sanma ” để biểu thị sự tôn trọng.

CHÚC BẠN TRẢI NGHIỆM NHẬT BẢN THÀNH CÔNG !!!
 
                     

 
 CÔNG TY TNHH YANO
 
     Địa chỉ :Cụm 8,Thị Trấn Phúc Thọ, Phúc Thọ, Tp.Hà Nội
     TEL : 024.3364.3889
     Hotline (VN) : 0967.755.668 - 0916.898.789  
     Hotline (JP) : 
080.3450.4910
     Email: duhocyano@gmail.com
     Website: http://yano.com.vn
1
Chat với chúng tôi