VĂN HÓA TRÀ ĐẠO CỦA NGƯỜI NHẬT BẢN
LỊCH SỬ TRÀ ĐẠO NHẬT BẢN
Trà đạo được xem như là một điển hình văn hóa cổ xưa của Nhật Bản, được phát triển từ khoảng cuối thế kỷ XII. Theo truyền thuyết Nhật, ngày đó có vị cao tăng người Nhật là Eisai (1141-1215) đi sang Trung Hoa để tham vấn học Đạo Khi trở về nước, ngài mang theo một số hạt trà về trồng trong sân chùa. Sau này chính Eisai này đã sáng tác ra cuốn "Khiết Trà Dưỡng Sinh Ký" (Kissa Yojoki), nội dung ghi lại mọi chuyện liên quan tới thú uống trà. Lúc đầu matcha chỉ được dùng như một loại thuốc nhưng sau đó trở thành một thức uống xa hoa mà chỉ giới thượng lưu mới được sử dụng và thưởng thức trong các buổi họp mặt.
Thời gian này, một số quy tắc của một buổi tiệc trà đã được quy định bởi giới võ sĩ (samurai), giai cấp thống trị xã hội Nhật Bản lúc bấy giờ. Nhà sư Sen no Rikyu (1522-1591), một trong những thương gia giàu có nhất thời đó đã kế thừa, sáng lập và hoàn thiện lễ nghi của một buổi tiệc trà. Đến cuối thời Edo (1603-1868) thưởng thức trà đạo là đặc quyền của nam giới. Cho đến đầu thời Meiji (1868-1912) thì phụ nữ mới chính thức được tham dự tiệc trà. Từ đó, công dụng giúp thư giãn lẫn tính hấp dẫn đặc biệt của hương vị trà đã thu hút rất nhiều người dân Nhật đến với thú uống trà. Và họ đã kết hợp uống trà với tinh thần thiền của phật giáo nhằm nâng cao nghệ thuật thưởng thức trà.
Từ uống trà đến trà đạo là quá trình không ngừng nghỉ của người Nhật nhằm biến tục uống trà du nhập từ nước ngoài trở thành một nghệ thuật sống của chính dân tộc mình. Không đơn giản chỉ là những phép tắc uống trà mà qua đó người Nhật còn mong muốn hòa vào thiên nhiên, làm sạch tâm hồn, tu tâm dưỡng tính theo đúng tinh thần phật giáo.
Bốn nguyên tắc cơ bản trong trà đạo : Hòa – kính – Thanh – Tịch
- "Hòa": là sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên, sự hòa hợp giữa trà nhân với các dụng cụ pha trà.
-"Kính": là lòng kính trọng, sự tôn kính đối với người khác, thể hiện sự tri ân cuộc sống.
- "Thanh": Khi lòng tôn kính với vạn vật đạt tới sự không phân biệt thì tấm lòng trở nên thanh thản, yên tĩnh, thể hiện sự thanh tịnh, đó chính là ý nghĩa của chữ "Thanh".
- "Tịch": là có nghĩa là sự vắng lặng, tĩnh lặng mang đến cho con người giảm giác yên tĩnh, vắng vẻ.
NHỮNG ĐẠO CỤ DÙNG TRONG PHA TRÀ VÀ THƯỞNG THỨC TRÀ
Trà: tùy theo hệ phái nào mà trà được sử dụng có sự khác biệt.
Matcha (まっちゃ): trà bột. Người ta hái những lá trà non đem đi rửa sạch, phơi ráo nước và xay nhuyễn thành bột. Vì thế trà có màu xanh tươi và độ ẩm nhất định chứ không khô như các loại trà lá. Khi uống, bột trà được đánh tan với nưới sôi.
Trà nguyên lá: chỉ lấy nước tinh chất từ lá trà. Lá trà được phơi khô, pha chế trong bình trà, lấy tinh chất, bỏ xác. Thường sử dụng loại trà cho nước màu vàng tươi hay màu xanh nhẹ.
Phụ liệu: ngoài nguyên liệu chính là trà bột hay trà lá, người pha chế còn cho thêm một số thảo dược, các loại củ quả phơi khô, đậu để làm tăng thêm hương vị cho chén trà, hay quan trọng hơn là mang tính trị liệu, rất có lợi cho sức khỏe, giúp người bệnh mau hồi phục thể chất lẫn tinh thần.
Nước pha trà: thường là nước suối, nước giếng, nước mưa, hay nước đã qua khâu tinh lọc.
Ấm nước (お釜): dùng đun nước sôi để pha trà, thường được làm bằng đồng để giữ độ nóng cao.
Lò nấu nước (焜炉): bếp lò bằng đồng thường dùng than để nấu. Nhưng ngày nay người Nhật đã thay than bằng một bếp điện để bên trong lò đồng
Hũ đựng nước (水差し): dùng để đựng nước lạnh khi pha trà.
Chén trà (茶碗): chén dùng để dựng trà cho khách thưởng thức. Chén được làm bằng men, công phu, tỉ mỉ và mỗi chén có những họa tiết độc đáo riêng. Vì thế mà trong khi làm một buổi tiệc trà, không có hai chén trà giống nhau. Các nghệ nhân làm chén cũng đưa chủ đề thiên nhiên, thời tiết vào trong tác phẩm của mình, vậy nên có thể dùng chén phù hợp cho 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông.
Mùa xuân: chén có những hoa văn mùa xuân như hoa anh đào.
Mùa hạ: là mùa nóng nên chén trà có độ cao thấp hơn, miệng rộng hơn chén trà mùa xuân để dễ thoát hơi nóng.
Mùa thu: chén có hình dạng giống chén mùa xuân, có hoa văn đặc trưng cho mùa thu như lá phong, lá momizi.
Mùa đông: là mùa lạnh nên chén có độ dày và cao hơn các chén mùa khác để giữ nóng lâu hơn. Màu sắc của men cũng mang gam màu lạnh.
Kensui (建水): chậu đựng nước rửa chén khi pha trà, được làm bằng men và to hơn chén trà một chút.
Hũ, lọ đựng trà (なつめ): hủ,lọ dùng để đựng trà bột, được trang trí họa tiết rất đẹp, gần gũi với cuộc sống sinh hoạt nhưng cũng mang tính thẫm mĩ cao. Trên nắp hũ, đôi khi bắt gặp hình quạt giấy, hình hoa lá, tre, trúc,...
Khăn fukusa (ふくさ): khăn lau hủ,lọ trà và muỗng trà khi pha trà.
Khăn chakin (茶巾): khăn lau chén trà khi pha trà, được làm bằng vải mùng màu trắng.
Khăn kobukusa (こぶくさ): khăn dùng để kê chén trà. Khi đem trà cho khách thưởng thức, dùng khăn để lên tay, sau đó đặt chén trà lên để giảm bớt độ nóng từ chén trà xuống tay, sau đó mang chén trà cho khách.
Muỗng múc trà (茶杓): chiếc muỗng bằng tre, dài, một đầu uốn cong để múc trà.
Gáo múc nước: chiếc gáo bằng tre, nhỏ, dài để múc nước từ trong ấm nước, hủ đựng nước ra chén trà.
Cây đánh trà (茶筅): dùng để đánh tan trà với nước sôi. Được làm từ tre, ống tre được chẻ nhỏ một đầu thành nhiều cọng tre có kích thước nhỏ khoảng 1mm.
Bình trà: để pha trà lá
Tách trà nhỏ: để thưởng thức loại trà lá.
Bánh ngọt: (như là Wagashi) dùng bánh trước khi uống trà sẽ làm cho khách cảm nhận hương vị đậm đà đặc sắc của trà.
Bước 1: Nước pha trà
Nước pha trà: thường là nước suối, nước giếng, nước mưa, hay nước đã qua khâu tinh lọc.
Nghệ nhân sẽ sử dụng một chiếc thìa lớn bằng tre để múc nước nóng từ bếp đổ vào bát trà. Nước pha trà thường được giữ ở 80°C – 90°C và thường được đựng trong một bình thủy hoặc được nấu trong một cái ấm kim khí không nắp trên bồn than yếu.
Không bao giờ dùng nước đang sôi để pha trà.
Bước 2 : Làm ấm dụng cụ
Ấm pha trà và tách uống trà được tráng bằng nước sôi để làm ấm dụng cụ. Sau đó dùng khăn lau khô trước khi sử dụng. Sau đó cho trà vào ấm. Vì trà của Nhật là trà bột nên thường mỗi người khách là một muỗng café trà xanh (trừ trường hợp người nghiện và muốn uống trà đậm thì cho nhiều hơn).
Bước 3 : Pha trà
Người Nhật thường khuấy matcha bằng bàn chải tre để. Sẽ mất khoảng 1 phút để khuấy. Bàn chải tre hình trụ này được gọi là samovar và là vật dụng quan trọng nhất cho trà.
Thường trà sẽ được pha thành 3 lần khác nhau như sau :
Lần thứ nhất : Pha với nước nóng ở 600C, để trà ngấm trong 2 phút rồi rót ra mời khách. Để giảm nhiệt độ của trà, thường nước sôi sẽ được rót ra một bình trà khác (hay chén tống).
Lần thứ hai : Pha với nước nóng ở 800C trong khoảng 30 – 40 giây. Nghĩa là cho nước vào ấm trà, hơi lắc nhẹ và rót ra tách cho khách ngay. Nước pha trà cũng được rót qua bình trung gian nhằm điều chỉnh nhiệt độ.
Lần thứ ba : Pha trà ở nhiệt độ 900C khoảng 30 – 40 giây. Nước có thể rót trực tiếp từ bình thủy vào bình trà.
Với những loại trà ngon, thượng hạng có thể pha thêm lần 4,5. Tuy nhiên, loại trà thường chỉ pha đến lần thứ 3 thôi.
Bước 4 : Cách rót trà
Các tách trà được để trong khay trà và rót theo thứ tự 1,2,3,4. Loại tách cỡ lớn tầm 70ml, lần đầu rót vào 30ml, sau đó tiếp tục với thứ tự ngược lại 4,3,2,1 mỗi lần 20ml. Tổng cộng tách trà rót là 50ml. Không được rót đầy trà cho khách một lần đầy tách rồi rót tiếp cho người kế tiếp. Làm như vậy sẽ có sự khác biệt về độ đậm nhạt của trà.
Lưu ý trước khi uống trà
- Xin vui lòng không đeo tất cả các loại đồ trang sức kim loại và đồng hồ. Bởi vì bộ trà hầu hết có giá trị. Sẽ thật thô lỗ nếu bạn không chú ý đến việc đeo đồng hồ để uống trà.
- Phụ nữ không nên mặc váy ngắn, và đàn ông nên đi tất trắng.
- Không sử dụng nước hoa quá thơm. Mặc dù trà Nhật Bản hiện nay có nhiều loại matcha, sencha, trà gạo đen, trà kumbu và trà kiều mạch. Nhưng trà đạo chủ yếu đề cập đến matcha. Matcha có một mùi hương độc đáo. Nếu mùi hương của nước hoa quá nặng, bạn sẽ bị coi là bất lịch sự.
Đầu tiên, hãy xoay bát trà theo chiều kim đồng hồ. Sau đó, lòng bàn tay trái đặt dưới đáy bát. Tay phải vuốt ve bát trà và đồ uống. Khi uống, bạn phải tập trung vào bát trà thay vì nhìn xung quanh. Sau khi uống, xoay mặt trước của bát trà ngược chiều kim đồng hồ về hướng chính của nghệ nhân pha trà. Sau đó, bạn có thể nói chuyện với người nghệ nhân ấy.
Khi uống trà xanh Nhật Bản, người Nhật phải ăn một vài loại bánh ngọt để gia tăng hương vị của trà. Trước khi uống, sẽ ăn vài miếng bánh ( Phải ăn hết bánh trong miệng mới uống trà, không nên vừa ăn vừa uống). Sau đó thỉnh thoảng ăn thêm bánh và uống trà tiếp theo.
Bước 6: Sau khi uống trà
Các địa điểm có thể trải nghiệm văn hóa trà đạo
Hội trường Kitayama Kyoto
- Địa chỉ: Tỉnh Kyoto, Thành phố Kyoto, Kita-ku, Kamogawa-cho, 61
- Giờ mở cửa: 9:30 – 16:30
- Ngày đóng cửa: Thứ hai
- Giao thông: Từ ga JR “Kyoto”, đi tàu điện ngầm và đi theo tuyến “Uwaru” đến điểm dừng “Beishan” và xuống tại Lối ra 4 trong 5 phút.
- Chi phí: Người lớn 800 yên / học sinh 600 yên / Guozhongsheng dưới đây miễn phí
Bảo tàng nghệ thuật Tokyo SUNTORY
- Địa chỉ: Akasaka 9-7-4, Minato-ku, Tokyo Midtown Galleria 3F
- Giờ làm việc: 10:00 – 18:00 (Thứ Sáu 6:00 đến 20:00)
- Chi phí: 1000 yên
- Ngày đóng cửa: Thứ ba, cuối năm và năm mới
- Điện thoại: 03-347-8600
Một cửa hàng nơi bạn có thể nếm thử matcha địa phương
Bảo tàng nghệ thuật Tokyo Genjin – NEZUCAFE
- Địa chỉ: 6-5-1, Nanqingshan, Minato-ku, Tokyo
- Điện thoại: 03-3400-2536
- Giờ làm việc: 10:00 -17:00
- Ngày đóng cửa: Thứ hai, cuối năm và năm mới
- Vé: Người lớn 1100 yên (1300 yên trong triển lãm đặc biệt) / 800 sinh viên (1000 yên trong triển lãm đặc biệt)
- Giao thông: 8 phút đi bộ từ Lối ra A5 (cầu thang) tại Ga Omotesando trên Tuyến tàu điện ngầm Ginza, Tuyến Hanzomon, Tuyến tàu điện ngầm
Vườn cung điện hoàng gia Tokyo Hamaiya – Nhà trà Nakajima
Bạn có thể tìm hiểu thêm về đất nước Nhật Bản qua các bài viết sau:
Nghệ Thuật MOJIERINGO - Vẽ Hình Trên Trái Táo
Những Nơi Ngắm Hoa Đẹp Trên Đất Nước Nhật Bản
TEL : 024.3364.3889
Hotline (VN) : 0967.755.668 - 0916.898.789
Hotline (JP) : 080.3450.4910
Email: duhocyano@gmail.com
Website: http://yano.com.vn
-
-
-
-
-
-
-
-
-
Năng Lực Của Chuyên Viên Tư Vấn
Ngày đăng : 01-01-1970ĐÚNG TÂM và ĐÚNG TẦM sẽ là những gì các bạn nhận được từ Quân.
-