Các Lễ Hội Đậm Chất Văn Hóa Nhật Bản

  CÁC LỄ  HỘI TRUYỀN THỐNG ĐẶC SẮC CỦA NHẬT BẢN

        Ở các nước phương Đông như Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam đều diễn ra các lễ hội truyền thống rất độc đáo và mang đậm tính dân tộc. Nền văn hoá Nhật Bản cũng như các lễ hội ở Nhật Bản chính là niềm tự hào của mỗi người dân  nơi đây.

      Nhật Bản là một quốc gia giàu văn hóa, sở hữu nhiều lễ hội độc đáo. Các lễ hội tại Nhật Bản diễn ra vào nhiều thời điểm và các nơi khác nhau dọc khắp xứ sở hoa anh đào này. Bên cạnh những ý nghĩa mang tính chất tôn giáo hay truyền thống, nhiều lễ hội tại Nhật Bản còn được tổ chức để kỷ niệm những sự kiện chính trị trọng đại, và cả để trân trọng vẻ đẹp thiên nhiên như ngày hội hoa anh đào, ngày tuyết rơi.
Du học Yano đã tập hợp một số lễ hội lớn, đặc trưng và thể hiện đậm chất văn hóa của Nhật Bản.

1. Lễ hội Shogatsu - Lễ Mừng Năm Mới
 

  
     Shogatsu là một trong những lễ hội truyền thống tiêu biểu của Nhật Bản. Khác với một số quốc gia khác trong khu vực Châu Á, người dân xứ hoa anh đào chọn ngày 1 tháng 1 theo lịch dương để chào mừng năm mới. Song song đó là những phong tục thú vị được thực hiện vào ngày đặc biệt này.
Cũng giống ở Việt Nam, đây là một trong những lễ hội quan trọng của người Nhật, tổ chức vào ngày 1 đến 3 tháng 1 dương lịch. Trong những ngày diễn ra lễ hội ở Nhật Bản, các công ty, nhà xưởng,… đều tạm dừng hoạt động, mọi người trở về sum họp với gia đình của mình. Các gia đình chào mừng Năm mới bằng cách cùng nhau nấu ăn và thưởng thức các món đặc biệt. Người lớn, trẻ nhỏ mặc những bộ kimono truyền thống hay những trang phục đẹp nhất và đi đến nhà người thân chúc sức khoẻ, thăm hỏi, đi viếng chùa.....

2. Lễ Hội Kodomo - no - hi - Lễ Hội Cá  Chép
 

 
      Koinobori trong tiếng Nhật có nghĩa là cờ cá chép, với người Nhật, cá chép tượng trưng cho lòng dũng cảm và tính ngoan cường khi dám vượt vũ môn để hóa rồng và làm nên những chuyện đại sự, cũng giống như tính cách của các bé trai nên Koinobori cũng có nghĩa là Lễ hội của các bé trai. Có một điều trùng hợp là Lễ hội cá chép diễn ra vào đúng ngày 5 tháng 5 âm lịch, tức trùng với Tết Đoan Ngọ của Việt Nam, tuy nhiên, cờ cá chép đã được treo khắp các cung đường của Nhật từ trước 2 tháng. Vào dịp lễ này, ngoài việc trước các cửa nhà được trang trí bằng những dải cờ cá chép đủ màu sắc, người ta thường hay làm món Obento truyền thống và những món ăn mô phỏng hình cá chép với mong muốn cầu cho con cái được khỏe mạnh và phát triển tốt.

3. Lễ Hội Setsubun - Lễ Hội Xua Đuổi Tà Ma
 

   
       Lễ hội xua đuổi tà ma Setsubun thường được tổ chức vào ngày lập Xuân để đánh dấu thời khắc chấm dứt một mùa đông buốt giá và hân hoan chào mừng một mùa Xuân tươi vui đang đến.
     
Hoạt động phổ biến vào ngày lễ hội của người Nhật này là ném những hạt đậu tương trước hiên nhà, vừa ném vừa khấn trừ ma quỷ và đón phước lộc vào nhà. Nếu du khách tham quan đền Senso-ji hay Zojoji vào ngày diễn ra lễ hội thì sẽ thấy người dân vừa kết hợp ném đậu tương với những điệu nhảy dân gian uyển chuyển rất đẹp mắt.

4. Lễ Hội Hanami - Sakura - Lễ Hội  Hoa Anh Đào

 

      Hanami trong tiếng Nhật có nghĩa là ngắm hoa, thưởng hoa. Lễ hội Hanami được xem là một trong những lễ hội hoa lớn nhất và lâu đời nhất Nhật Bản. Hằng năm, cứ vào độ cuối tháng 3, đầu tháng 4, hoa anh đào trên khắp đất nước Nhật Bản bắt đầu nở rộ, người Nhật lại háo hức đón chờ Hanami như đón chờ một món quà tuyệt đẹp của mùa xuân. Hanami diễn ra và kéo dài trong khoảng 10 ngày, trong dịp lễ này, người Nhật sẽ ngồi dưới những tán hoa anh đào tuyệt đẹp, tổ chức tiệc tùng, cùng nhau hát hò, nhảy múa và bình phẩm về vẻ đẹp của hoa. Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp người Nhật mặc áo kimono truyền thống, cùng nhau chia sẻ những bữa cơm ấm áp với những món ăn truyền thống như cơm hộp bento, sushi và rượu sake.

5. Lễ Hội Tuyết ở Sapporo - Hokkaido ( 7 ngày đầu tháng 2 )

 

 
      Lễ hội Nhật Bản này được tổ chức hàng năm vào đầu tháng 2 và thu hút hơn 2 triệu khách du lịch nỗi năm. Người ta đến đây để chiêm ngưỡng những bức tượng điêu khắc bằng tuyết đặc sắc, một vài trong số đó có kích thước lớn, có thể cao tới hơn 15 mét. Tại công viên Odori, khu trung tâm của lễ hội, những khối tượng tuyết này được các nghệ sĩ thiết lập trình chiếu ánh sáng lung linh, nhiều màu sắc, tạo ra khung cảnh cổ tích thú vị. Tại những khu khác, khách du lịch có thể tham gia trượt tuyết cùng người thân và gia đình, thậm chí có thể tự tay tạo ra những bức tượng tuyết của riêng họ. 

6. Ubon - Lễ Hội Vu Lan
 
  
       Obon là lễ hội đèn lồng truyền thống của người Nhật, đây cũng được xem như là Đại lễ Vu Lan báo hiếu vì đây chính là dịp để con cái bày tỏ lòng hiếu thảo và biết ơn với ông bà, cha mẹ. Obon thường diễn ra vào tháng 7, ở mỗi vùng miền của Nhật lại có những ngày tổ chức khác nhau. Vào những ngày đầu tiên của lễ, người ta thường treo đèn lồng trước cửa nhà để tổ tiên có thể về viếng thăm, đi thăm viếng, tu sửa lăng mộ. Vào ngày cuối cùng của lễ hội Obon, người ta đem lồng đèn đến thả ở các sông, hồ, các bờ biển, xem như là để tiễn đưa linh hồn của người quá cố về với thế giới của họ. Thông thường, trong đêm thả lồng đèn, người ta còn đốt pháo hoa.

7. Lễ Hội Gion - Matsuri
 

     Lễ hội Gion là một trong những lễ hội lớn nhất Nhật Bản, được tổ chức ở đền Yasaka vào tháng bảy hằng năm. Với ý nghĩa cầu sức khỏe và xua tan bệnh dịch, người dân đã tổ chức những buổi lễ tế để giữ cho tinh thần vượt qua sầu muộn, sự sợ hãi và luôn được thoải mái, thanh tịnh. Một trong những hoạt động độc đáo nhất của lễ hội chính là lễ diễu hành Yamaboko Yunko vào ngày 17/07 qua các đường phố náo nhiệt của Tokyo. Ngoài lễ diễu hành, Gion cũng có nhiều hoạt động chuẩn bị, vui chơi, hội họp rất phong phú như nghi thức thanh tẩy Mikoshi, lễ dựng kiệu Hoko và Kama. Lễ hội Gion kéo dài xuyên suốt trong tháng 7.

8. Lễ Hội  Awa Odori

 

    Awa Odori là lễ hội múa của tỉnh Tokushima. Hàng năm, cứ vào khoảng tháng 8, khắp nơi trong tỉnh Tokushima lại rộn ràng tổ chức lễ hội này. Những người tham dự lễ hội tụ họp lại thành từng nhóm (gọi là Ren). Mỗi nhóm như vậy gồm vũ công và nhạc công mặc các trang phục múa truyền thống, cùng đàn, hát, nhảy múa và di chuyển qua các tuyến đường diễn ra lễ hội. Lễ hội này bắt nguồn từ năm 1586 nhân dịp khánh thành lâu đài Tokushima. Chúa đất Hachisuka Iamasa lúc đó đã ban rượu cho người dân trong thành. Khi hơi men đã thấm, mọi người bắt đầu đứng dậy nhảy múa theo nhạc và đó cũng là lúc điệu múa Awa ra đời.

9. Lễ Hội Kanda

 

 
     Lễ hội Nhật Bản này thường diễn ra vào tháng Năm của những năm lẻ tại thành phố Tokyo. Nhiều hoạt động và sự kiện bao gồm diễu hành, rước kiệu và vật tế sẽ được tổ chức trong suốt một tuần lễ. Vào ngày đầu tiên của lễ hội Kanda, những người tham gia diễu hành sẽ mặc trang phục của thời Heian: những bộ trang phục nhiều màu sắc, nhiều phụ kiện đính kèm, những bộ Kimono nhiều lớp được thiết kế đặc biệt. Theo tập tục của người Shinto, lễ hội này được tổ chức để mời các vị thần và linh hồn trở về đền thờ bằng những đoàn rước nhằm cầu chúc may mắn và thịnh vượng.
      Nếu Bạn có dịp đặt chân đến đất nước mặt trời mọc thì hãy tham gia và trải nghiệm các lễ hội này nhé !
Dưới đây là một số lễ hội khác tại Nhật Bản diễn ra năm 2019.

24 Lễ Hội Đặc Sắc Tại Nhật Bản năm 2019

 

 
CHÚC BẠN VUI VẺ !!!!!

Bạn có thể  tìm hiểu thêm về đất nước Nhật Bản qua các bài viết sau: 

Những Địa Điểm Nên Khám Phá Dành Cho Các Du Học Sinh

Những đều kì lạ mà cả thế giới phải học tập
Phong tục đón tết của người Nhật
Cách cúi chào của người Nhật

 
 CÔNG TY TNHH YANO
 
     Địa chỉ :Cụm 8,Thị Trấn Phúc Thọ, Phúc Thọ, Tp.Hà Nội
     TEL : 024.3364.3889
     Hotline (VN) : 0967.755.668 - 0916.898.789  
     Hotline (JP) : 
080.3450.4910
     Email: duhocyano@gmail.com
     Website: http://yano.com.vn





















































 
1
Chat với chúng tôi