Hướng dẫn đăng ký sim điện thoại tại Nhật
Ở Việt Nam bạn sử dụng điện thoại rất dễ , chỉ cần đến đại lý hay cửa hàng điện thoại gần nhất mua một chiếc sim trả trước lắp vào máy là dùng được luôn . Nhưng ở Nhật Bản thì mọi việc khác hoàn toàn , các nhà mạng hầu như không cung cấp sim trả trước , và sim trả trước chỉ dành cho người du lịch trong thời gian ngắn .Vì vậy bạn phải đăng kí sim trả sau để được sử dụng điện thoại .
Các nhà mạng đều phân phối điện thoại mua kèm trả tiền theo tháng khi đăng kí cùng sim . Ví dụ như Softbank chủ yếu phân phối Iphone và Aquos của Sharp, hay Docomo phân phối Samsung, Sony (gần đây Docomo đã bắt đầu phân phối iPhone 8). Au thì phân khối HTC . Sau đây Yano sẽ hướng dẫn các bạn cách để đăng kí sim điện thoại Nhật.
I) NHỮNG GIẤY TỜ CẦN THIẾT
Sim điện thoại ở Nhật Bản rất quan trọng vì nó gắn liền với giấy tờ chứng minh bản thân ( thẻ ngoại kiều , hộ chiếu , thẻ bảo hiểm ) của bạn . Đối với người nước ngoài ở Nhật , bạn cần những giấy tờ sau:
- Hộ chiếu
- Thẻ ngoại kiều (thẻ lưu trú , đây là tấm thẻ cứng bạn được cấp ở sân bay khi nhập cảnh )
- Thẻ ATM ngân hàng ở Nhật, hoặc thẻ tín dụng ( họ sẽ trừ tiền tự động vào thẻ của bạn hàng tháng )
Nếu bạn chưa có thẻ ngân hàng hoặc thẻ tín dụng, bạn có thể đăng kí trả bằng tiền mặt, hàng tháng hóa đơn sẽ được gửi đến nhà bạn và bạn phải ra đại lý nhà mạng hoặc combini ( cửa hàng tiện lợi ) gần nhất để trả tiền. Yano thấy cách này đối với bạn hơi bất tiện, bạn nên chờ đăng kí thẻ ngân hàng xong rồi mới nên đi làm điện thoại .
Lưu ý :
- Hộ chiếu
- Thẻ ngoại kiều (thẻ lưu trú , đây là tấm thẻ cứng bạn được cấp ở sân bay khi nhập cảnh )
- Thẻ ATM ngân hàng ở Nhật, hoặc thẻ tín dụng ( họ sẽ trừ tiền tự động vào thẻ của bạn hàng tháng )
Nếu bạn chưa có thẻ ngân hàng hoặc thẻ tín dụng, bạn có thể đăng kí trả bằng tiền mặt, hàng tháng hóa đơn sẽ được gửi đến nhà bạn và bạn phải ra đại lý nhà mạng hoặc combini ( cửa hàng tiện lợi ) gần nhất để trả tiền. Yano thấy cách này đối với bạn hơi bất tiện, bạn nên chờ đăng kí thẻ ngân hàng xong rồi mới nên đi làm điện thoại .
- Những bạn dưới 20 tuổi . Do ở Nhật, tuổi trưởng thành là từ 20 tuổi trở lên, cho nên bạn sẽ không thể đứng tên bất kì giấy tờ nào nếu không có sự giám sát của người thân, kể cả việc mua điện thoại. Trong trường hợp này, bạn nên nhờ một người quen trên 20 tuổi đi cùng để có thể kí xác nhận dưới tư cách là người bảo hộ.
- Không nên tự mình đi đăng kí để tránh trường hợp nhầm lẫn khiến cho hợp đồng bị hủy, lúc này khả năng bạn bị liệt vào danh sách đen của nhà mạng rất cao vì họ đã lưu hồ sơ đăng kí của bạn rồi .
II) NHỮNG ĐIỀU LƯU Ý KHI CHỌN NHÀ MẠNG
- Không nên tự mình đi đăng kí để tránh trường hợp nhầm lẫn khiến cho hợp đồng bị hủy, lúc này khả năng bạn bị liệt vào danh sách đen của nhà mạng rất cao vì họ đã lưu hồ sơ đăng kí của bạn rồi .
Ở Nhật Bản có 3 nhà mạng lớn nhất trong ngành viễn thông là Docomo , AU và Softbank . Ngoài ra còn rất nhiều nhà mạng con nhưng hôm nay Yano chỉ đề cập đến 3 nhà mạng được sử dụng nhiều nhất .
Khi chọn nhà mạng, những điều cơ bản bạn cần chú ý là:
- Giá cước
- Chất lượng đường truyền ( vấn đề này mình nghĩ không quan trọng lắm , vì 3 nhà mạng này rất lớn , phủ sóng cả ở trên núi luôn )
- Các chương trình khuyến mãi ( bạn có thể tiết kiệm rất nhiều chi phí , bạn có thể đăng kí được điện thoại 0 đồng nếu chọn đúng thời điểm )
- Nhãn hiệu điện thoại được phân phối . Điện thoại của nhà mạng nào chỉ dùng được sim của nhà mạng đó , trừ khi bạn unlock máy .
III) NHỮNG LƯU Ý KHI CHỌN GÓI CƯỚC
Khi bạn đã chọn được nhà mạng ưng ý, bạn tiếp tục lựa chọn gói cước của nhà mạng đó. Hầu hết các gói cước giữa các nhà mạng không chênh lệch nhau nhiều về giá và các dịch vụ đi kèm. Với một gói cước cơ bản có hòa mạng 4G/LTE, tiền điện thoại bạn phải trả mỗi tháng sẽ bao gồm các khoản:
- Tiền cước cố định hàng tháng
- Tiền cước điện thoại, tin nhắn phát sinh
- Tiền cước sử dụng mạng Internet ( lưu lượng Internet bạn muốn sử dụng )
- Tiền trả góp điện thoại (nếu bạn chon trả từng tháng)
- Tiền dịch vụ đi kèm (bảo hiểm, các dịch vụ giá trị gia tăng…)
Trừ nhà mạng Docomo ra thì hai nhà mạng lớn còn lại là au và Softbank đều cho phép gọi và nhắn tin nội mạng miễn phí từ 1:00 đến 21:00, vì vậy tiền cước phát sinh gọi điện nhắn tin cũng sẽ rất ít .
IV) CHUYỂN MẠNG VÀ CẮT HỢP ĐỒNG
Nếu như bạn chuyển từ nhà mạng này sang nhà mạng khác, bạn cũng có thể được hưởng tiền khuyến mãi.
Theo quy định của các nhà mạng hiện nay, khi làm hợp đồng mới hợp đồng sử dụng điện thoại của bạn sẽ có giá trị trong vòng 2 năm, vào tháng cuối hết hạn hợp đồng nếu bạn không liên lạc với nhà mạng yêu cầu cắt hợp đồng thì hợp đồng sẽ được tự động gia hạn thêm 2 năm nữa.
Ở Nhật thì chuyện đổi nhà mạng là bình thường
Khi chưa đủ thời gian 2 năm hợp đồng mà bạn muốn chuyển mạng hoặc hủy , đối với nhà mạng cũ bạn sẽ phải chịu phạt một số tiền khá lớn ( từ 1 đến hơn 2 man ) đồng thời bạn vào danh sách đen không thể đăng kí điện thoại lần sau . Còn đối với nhà mạng mới có thể bạn sẽ được hưởng khuyến mãi khi chuyển qua dùng mạng của họ .
Thông thường bạn sẽ chuyển mạng hoặc cắt hợp đồng khi:
- Khuyến mại dành cho sinh viên bị hết hạn.
- Khi bạn về nước và không quay lại Nhật nữa.
Ở Nhật thường có các chương trình khuyến mãi giảm tiền điện thoại cho học sinh sinh viên, tuy nhiên chỉ kéo dài 2-3 năm và mỗi người chỉ được hưởng một lần duy nhất.
Sau khi hết thời hạn này tiền điện thoại của bạn sẽ tăng lên đáng kể .
Tuy nhiên nếu khi đó bạn vẫn chưa tốt nghiệp, bạn vẫn có thể chuyển mạng sang một nhà mạng khác, giữ nguyên số điện thoại, nhưng lại được hưởng tiếp 2-3 năm khuyến mại cho sinh viên của nhà mạng mới, chưa kể chính sách của các nhà mạng “tặng tiền mặt khi thuê bao chuyển mạng từ mạng khác sang”
Thời hạn 2 năm hợp đồng của bạn đã hết : Bạn muốn chuyển qua một nhà mạng khác để hưởng khuyến mãi.
- Giá cước
- Chất lượng đường truyền ( vấn đề này mình nghĩ không quan trọng lắm , vì 3 nhà mạng này rất lớn , phủ sóng cả ở trên núi luôn )
- Các chương trình khuyến mãi ( bạn có thể tiết kiệm rất nhiều chi phí , bạn có thể đăng kí được điện thoại 0 đồng nếu chọn đúng thời điểm )
- Nhãn hiệu điện thoại được phân phối . Điện thoại của nhà mạng nào chỉ dùng được sim của nhà mạng đó , trừ khi bạn unlock máy .
III) NHỮNG LƯU Ý KHI CHỌN GÓI CƯỚC
Khi bạn đã chọn được nhà mạng ưng ý, bạn tiếp tục lựa chọn gói cước của nhà mạng đó. Hầu hết các gói cước giữa các nhà mạng không chênh lệch nhau nhiều về giá và các dịch vụ đi kèm. Với một gói cước cơ bản có hòa mạng 4G/LTE, tiền điện thoại bạn phải trả mỗi tháng sẽ bao gồm các khoản:
- Tiền cước cố định hàng tháng
- Tiền cước điện thoại, tin nhắn phát sinh
- Tiền cước sử dụng mạng Internet ( lưu lượng Internet bạn muốn sử dụng )
- Tiền trả góp điện thoại (nếu bạn chon trả từng tháng)
- Tiền dịch vụ đi kèm (bảo hiểm, các dịch vụ giá trị gia tăng…)
Trừ nhà mạng Docomo ra thì hai nhà mạng lớn còn lại là au và Softbank đều cho phép gọi và nhắn tin nội mạng miễn phí từ 1:00 đến 21:00, vì vậy tiền cước phát sinh gọi điện nhắn tin cũng sẽ rất ít .
IV) CHUYỂN MẠNG VÀ CẮT HỢP ĐỒNG
Nếu như bạn chuyển từ nhà mạng này sang nhà mạng khác, bạn cũng có thể được hưởng tiền khuyến mãi.
Theo quy định của các nhà mạng hiện nay, khi làm hợp đồng mới hợp đồng sử dụng điện thoại của bạn sẽ có giá trị trong vòng 2 năm, vào tháng cuối hết hạn hợp đồng nếu bạn không liên lạc với nhà mạng yêu cầu cắt hợp đồng thì hợp đồng sẽ được tự động gia hạn thêm 2 năm nữa.
Ở Nhật thì chuyện đổi nhà mạng là bình thường
Khi chưa đủ thời gian 2 năm hợp đồng mà bạn muốn chuyển mạng hoặc hủy , đối với nhà mạng cũ bạn sẽ phải chịu phạt một số tiền khá lớn ( từ 1 đến hơn 2 man ) đồng thời bạn vào danh sách đen không thể đăng kí điện thoại lần sau . Còn đối với nhà mạng mới có thể bạn sẽ được hưởng khuyến mãi khi chuyển qua dùng mạng của họ .
Thông thường bạn sẽ chuyển mạng hoặc cắt hợp đồng khi:
- Khuyến mại dành cho sinh viên bị hết hạn.
- Khi bạn về nước và không quay lại Nhật nữa.
Ở Nhật thường có các chương trình khuyến mãi giảm tiền điện thoại cho học sinh sinh viên, tuy nhiên chỉ kéo dài 2-3 năm và mỗi người chỉ được hưởng một lần duy nhất.
Sau khi hết thời hạn này tiền điện thoại của bạn sẽ tăng lên đáng kể .
Tuy nhiên nếu khi đó bạn vẫn chưa tốt nghiệp, bạn vẫn có thể chuyển mạng sang một nhà mạng khác, giữ nguyên số điện thoại, nhưng lại được hưởng tiếp 2-3 năm khuyến mại cho sinh viên của nhà mạng mới, chưa kể chính sách của các nhà mạng “tặng tiền mặt khi thuê bao chuyển mạng từ mạng khác sang”
Thời hạn 2 năm hợp đồng của bạn đã hết : Bạn muốn chuyển qua một nhà mạng khác để hưởng khuyến mãi.
Đọc nhiều nhất
-
-
-
-
-
-
-
-
-
Năng Lực Của Chuyên Viên Tư Vấn
Ngày đăng : 01-01-1970ĐÚNG TÂM và ĐÚNG TẦM sẽ là những gì các bạn nhận được từ Quân.
-