Những Đồ Dùng, Vật Dụng Cần Thiết Mang Theo Khi Sang Nhật Du Học
1. Tiền
- Đổi tiền Việt ra tiền Yên trước khi sang Nhật (phải đổi trước ở nhà vì khi sang Nhật đổi sẽ rất rắc rối và phức tạp, mang theo bao nhiêu là tùy vào mỗi gia đình)
Đây có thể là một rào cản khó khăn ban đầu nhưng, nhìn chung khi mới sang Nhật các bạn nên chuẩn bị tầm 100.000 yên (khoảng 1000 USD) để đề phòng bất trắc ban đầu.
2. Các Vận Dụng Cá Nhân
* Quần áo
- Nên mang theo quần áo mùa thu, quần áo rét và một ít quần áo mùa hè
+ Áo rét: mang áo khoác dày ( vì bên Nhật lạnh hơn nhiều so với Việt Nam)
+ Áo len, quần bò, bộ quần áo ngủ dày
+ Mang theo 1 bộ vest: để mặc trong các dịp lễ Tết, khai giảng, bế giảng, đi xin việc…v.v.
+ Chuẩn bị một vài đôi tất dày, gang tay, khăn len, mũ len dày, ấm và chuẩn bị một vài chiếc khẩu trang
- Các vật dụng đồ dùng cá nhân khác như:
+ Khăn tắm, khăn mặt, dầu gội đầu, xà bông, kem đánh răng, bàn chải, rao cạo râu..v.v để dùng trong thời gian đầu khi mới sang(đủ dùng trong khoảng 1 – 2 tuần).
* Giày dép:
Ở Nhật thường xuyên phải đi bộ và đi xe buýt nên các bạn nên mang ít nhất 1 đôi giày thể thao và 1 đôi giày đế bằng cho tiện trong việc đi lại.
* Thuốc uống:
Khi mới sang Nhật chưa quen với khí hậu và món ăn bên Nhật nên các bạn nên mang theo thuốc chống dị ứng, thuốc đầy bụng khó tiêu, thuốc chống nhiệt và một số thuốc sinh học thường dùng ở Việt Nam như: thuốc cảm cúm, thuốc đau đầu, thuốc đau bụng, dầu gió,..
* Đồ ăn:
Khi mới sang Nhật có thể sẽ chưa quen đồ ăn bên Nhật nên bạn nên mang theo khoảng 1 – 2kg ruốc, mì tôm, các đồ ăn khô gọn, nhẹ...
Để có thể cầm cự trong giai đoạn ban đầu khi chưa quen với đồ ăn và giá cả tại Nhật. Gia vị bên này có khá đầy đủ, trừ hành khô, gia vị nấu phở (vị phở, quế, hồi,...), đồ làm nem (bánh đa nem, mộc nhĩ, nấm hương), đồ nấu canh chua. Nếu có mang thì nên mang những thứ này đi, thỉnh thoảng nấu đồ ăn Việt Nam cho bạn bè các nước. Còn đối với những đồ như nước mắm hay các đồ ăn dễ bám mùi, độ ẩm cao, nhanh hỏng…tốt nhất bạn không nên mang theo bởi:
- Thứ nhất vì có thể gây ảnh hưởng đến các hành lý khác của bạn: ám mùi, bám bẩn,...
- Thứ hai có thể mang lại cho bạn rắc rối khi làm thủ tục hải quan nhập cảnh vì vấn đề an ninh. (Có nhiều trường hợp đã bị ép phải bỏ cả hành lý)
- Những đồ này ở các siêu thị Nhật Bản đều có bày bán với mức giá cũng không quá cao
3. Hồ Sơ Cá Nhân
Một số giấy tờ cần thiết bạn không thể quên như: Hộ chiếu và vé máy bay. Đây là 2 thứ bắt buộc bạn phải có. Nhớ mang túi nhỏ đeo theo người và mang các giấy tờ này theo người. Đừng quên chúng ở sân bay hay bỏ vào hành lý ký gửi! Khi bạn ký gửi hành lý và lấy Boarding Pass (vé lên máy bay) thì nhớ cầm cả Boarding Pass kè kè theo người nữa.
- Ảnh thẻ: mang theo nhiều ảnh thẻ cỡ 3x4 và 4x6 để dùng khi cần thiết vì chụp ảnh thẻ bên Nhật không hề rẻ đâu nhé.
- Sách vở : Mang theo sách học tiếng Nhật, một vài quyển sách yêu thích.
- Ba lô, túi sách đi học, một vài chiếc bút bi, chì, tẩy chì, thước kẻ…v.v
4. Máy Tính Và Đồ Điện Tử
Nếu bạn muốn qua và dùng liền thì nên mang theo máy tính xách tay từ Việt Nam. Còn không thì có thể mang tiền theo và mua ở Nhật (sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn ở VN). Các loại đồ điện (tử) khác như bàn ủi, máy sấy tóc v.v... thì có lẽ qua Nhật rồi mua cũng không có vấn đề gì. Giá cũng không cao hơn ở Việt Nam đâu.
5. Chẩn Bị Tinh Thần Và Kiến Thức
- Kiến thức : Muốn sống và làm việc ở Nhật các bạn phải nói và dùng tiếng Nhật, hiểu biết đôi chút về văn hóa, cuộc sống Nhật Bản. Ngay cả những bạn đã có nền tảng tiếng Nhật trong nước cũng có thể không tránh khỏi một vài vấp váp ban đầu khi tiếp xúc với tiếng Nhật đời thường. Nhưng nhìn chung các bạn cũng không phải lo lắng quá vì đó là giai đoạn ban đầu mà ai cũng trải qua. Còn đối với những bạn chưa có kiến thức về tiếng Nhật, qua đây các bạn sẽ được dạy lại từ đầu, nhưng nên tự học 2 bảng chữ cái Hiragana và Katakana trước ở nhà để tránh bị lạc lõng trong thời gian cơ bản ban đầu. Các bạn không cần và không nên mang theo giáo trình tiếng Nhật qua đây, vì vừa nặng hành lý mà có thể kiến thức không cập nhật.
- Tình thần: Khi sang đây. nhiều bạn sẽ bắt đầu cuộc sống tự lập, vì thế hãy giành thời gian này để ở bên gia đình, bàn bè và người thân nhé. Lịch làm việc của Nhật và Việt Nam cũng khác nhau nên có lẽ sẽ có những năm không thể về ăn tết với gia đình được. Do vậy khi còn có thể hãy tận hưởng cho thỏa nỗi nhớ quê nhà.
6. Trước Và Ngay Sau Khi Nhập Cảnh
Va ly và túi xách: Vé thường là hạng economic vì vậy hành lý kí gửi không đựoc vượt quá 20kg (đấy là theo quy định, còn trường hợp vượt quá khoảng 1-2 kg có thể được cho qua. Tốt nhất là các hành lý quan trọng không thể thiếu xếp vào trong, những hành lý có thể để lại đựoc xếp ra ngoài để nếu quá cân có thể nhờ người nhà mang về Qua Nhật phải đi bộ nhiều nên hãy chuẩn bị va ly và túi xách thật chắc chắn kẻo lại bị đứt dây gãy chân giữa đường thì sẽ cười ra nước mắt. Và khi cho hành lý vào valy cũng không nên nhồi nhét quá căng vì nếu qua bị mở ra kiểm tra và sau đó không đóng lại được nữa thì hơi rắc rối.
7.Hành Lý Xách Tay Và Hành Lý Ký Gửi
Hành lý xách tay không được quá 7kg (về lý thuyết), trong hành lý xách tay không được có hành hóa chứa chất lỏng, vật dụng kim loại sắc nhọn, bật lửa, chất gây cháy nổ Túi đựng hành lý xách tay tốt nhất là balô (kích cỡ đừng quá to) không nên dùng valy để mang hành lý xách tay vì valy thường nặng, chiếm trọng lượng của hành lý, hơn nữa, khi vào cổng soát vé nhân viên sân bay thường bắt cân valy mà ít khi bắt cân balô.
Những thứ quan trọng và dễ vỡ như máy tính... v.v.. hãy cho vào hành lý xách tay.Còn hành lý gửi thì nên nắm rõ từng phần là gì. Ví dụ bạn có được ai gửi 1 bọc kín thì cũng nên mở ra xem để nếu qua sân bay bị hỏi còn có thể trả lời và cũng là 1 cách chắc chắn đồ gửi không vô tình vi phạm vào hàng cấm.
- Chuẩn bị sẵn hộ chiếu chứa visa, vé máy bay để làm thủ tục lên máy bay kịp thời. Bạn nên để sẵn một cây viết đen ở ngoài để điển các giấy tờ cần thiết. Các bạn nên ghi sẵn địa chỉ cụ thể của nơi đến, nơi làm việc (trường học công ty) để đỡ lúng túng khi làm thủ tục nhập cảnh.
Đọc xong những bài viết trên hắn không ít người trong các bạn sẽ choáng ngợp trước lượng thông tin được cung cấp. Nên nghe theo ai nên làm theo hướng dẫn nào, về những điểm khác thì đó là phụ thuộc vào đặc thù công việc và học tập của từng người.
CHÚ Ý:
ĐỪNG MANG THEO NHỮNG THỨ KHÔNG THỰC SỰ CẦN THIẾT
Bạn có thể tham khảo các bài viết sau:
Hướng Dẫn Điền Tờ Khai Nhập Cảnh Tại Sân Bay Nhật Bản
Hướng Dẫn Thủ Tục Tại Sân Bay Việt - Nhật
TEL : 024.3364.3889
Hotline (VN) : 0967.755.668 - 0916.898.789
Hotline (JP) : 080.3450.4910
Email: duhocyano@gmail.com
Website: hpp://yano.com.vn
-
-
-
-
-
-
-
-
-
Năng Lực Của Chuyên Viên Tư Vấn
Ngày đăng : 01-01-1970ĐÚNG TÂM và ĐÚNG TẦM sẽ là những gì các bạn nhận được từ Quân.
-